Tổ chức và hoạt động Hội phụ huynh

Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 96 Luật Giáo dục quy định: "Ban đại diện cha mẹ học sinh (Ban phụ huynh) được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục". Hội phụ huynh được thành lập thông qua việc nhà trường phải tổ chức đại hội hội phụ huynh, bầu đại diện một cách công khai và dân chủ, sau đó đại diện được bầu mới hoạt động, triển khai các chính sách.[2]

Hoạt động của Hội phụ huynh thông qua việc họp phụ huynh, các dịp hội họp, khai trường, tổng kết, bế giảng... thông qua Hội phụ huynh, hình thành nên cầu nối giữa nhà trường và gia đình, học sinh, các bậc cha mẹ có thể nắm rõ tình hình học tập, tình trạng của con em bên cạnh việc theo dõi sổ báo bài. Trong thời kỳ bao cấp, Hội phụ huynh học sinh đã có những đóng góp to lớn trong việc quản lý học sinh khi ở trường cũng như khi ở nhà.[1]

Tuy nhiên có những phản ảnh trong hoạt động của Hội phụ huynh theo đó, vai trò tích của hội phụ huynh đã không còn như trước nữa có những Hội phụ huynh là nơi hợp thức hoá các khoản thu bất hợp pháp cho nhà trường.[1] Nhiều ý kiến cho rằng Hội phụ huynh có sự thông đồng với nhà trường để thu các khoản bất chính.